
1. Chiến dịch marketing thông thường
Chiến dịch marketing thông thường là chiến dịch bộ phận marketing tự thực hiện, không có sự kết hợp của nhiều phòng ban. Quy mô chiến dịch ở mức thông thường, không lớn.
2. Thematic Campaign là gì?
Thematic campaign là chiến dịch marketing có sự phối hợp của nhiều kênh, nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Các kênh này cùng thể hiện đồng nhất ý tưởng truyền thông chủ đạo (big idea).

(Ảnh: Sưu tầm)
Bạn có thể tham khảo thêm khái niệm thematic promotion là gì? nhé.
3. Sự khác biệt giữa chiến dịch thông thường và Thematic Campaign
Như hai định nghĩa mà Vị Marketing nêu ở trên thì Thematic Campaign sẽ ở quy mô lớn hơn (chi phí, nhân sự), kết hợp nhiều phòng ban, kênh truyền thông hơn.
Thematic Campaign cũng đòi hỏi năng lực của đội ngũ marketing cao hơn để quản lý chiến dịch, mang lại hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.

(Ảnh: sưu tầm)

(Ảnh: Kenh14)

(Ảnh: BrandsVietNam)
Các bạn có thể tham khảo thêm chiến lại La Zất Đã tại đây.
4. Các điều kiện để chạy Thematic Campaign
4.1 Chiến dịch quy mô lớn
Để đảm bảo hiệu quả của chi phí truyền thông (cost per impression, cost per reach…), thì thematic campaign phải chạy trên quy mô lớn.
Sự hiệu quả của thematic campaign là nhờ sự cộng hưởng của nhiều kênh khác nhau.
Ví dụ bạn vừa xem quảng cáo bột giặt trên Tivi, thấy khá thú vị. Sau đó bạn lên VNExpress xem tin tức, lại thấy banner quảng cáo. Tối về bạn chạy ra siêu thị thấy nhãn bột giặt này đang có hoạt động bốc thăm trúng thưởng.
Một ngày nhãn hàng xuất hiện trước bạn 3 lần, ít nhất bạn cũng sẽ xem thử có gì thú vị mà chạy rầm rộ thế. Lúc đó thematic campaign của nhãn bột giặt đã thực sự hiệu quả.
4.2 Sáng tạo trong câu chuyện
Như Vị Marketing đã đề cập, Thematic campaign tiếp cận người dùng qua đa kênh. Vậy nên, câu chuyện nhãn hàng muốn nói, banner nhãn hàng muốn làm phải thực sự thu hút.
Bạn thử nghĩ xem một ngày bạn xem 3, 4 lần một câu chuyện nhàm chán thì như thế nào?
Lúc đó, bạn còn quay ngược lại để ghét nhãn hàng đang chạy quảng cáo ấy chứ.
Vậy nên, ý tưởng truyền thông chủ đạo (big idea) của chiến dịch và cách thực thi truyền thông phải thực sự thu hút

(Ảnh: sưu tầm)
4.3 Lên kê hoạch tốt cho các kênh truyền thông
Thematic campaign chạy trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Vì vậy, việc lập kế hoạch mua media tốt sẽ giúp nhãn hàng tối ưu được chi phí.
Với một người lên kế hoạch mua media (media planner), sẽ có nhiều câu hỏi phải đặt ra trong đầu:
- Nên mua kênh nào thì hiệu quả, kênh đó có ảnh hưởng gì với đối tượng mục tiêu
- CPR, CPM như thế nào
- Performance ra sao
- …và nhiều nhiều câu hỏi khác
Việc này nhãn hàng cần có những media agency dày dặn kinh nghiệm để lên kế hoạch tốt nhất cho mình.
4.4 Chi phí đầu tư lớn, kỳ vọng ROI cao
Chi phí cho một thematic campaign rất lớn so với những chiến dịch thông thường. Vậy nên, ROI (Return On Investment) phải tương xứng mới mang lại hiệu quả.
ROI cũng là điểm mấu chốt để ban quản trị công ty có thể đưa ra quyết định chi ngân sách cho một thematic campaign.
4.5 Quản trị rủi ro
Chương trình khuyến mãi thường có giá trị lớn, vì thế việc quản trị rủi ro phải chặt chẽ để không ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
Những khuyến mãi có giá trị lớn, phải đảm bảo việc in ấn và phân bổ đều trên các khu vực.

(Ảnh: sưu tầm)
4.6 Quản trị vận hành tốt
Chiến dịch sẽ có sự kết hợp của nhiều phòng ban như sales, trade, marketing, nhà máy, kho bãi, hàng tồn kho…
Việc vận hành tốt sẽ giúp cho chiến dịch trôi chảy, tránh tình trạng trễ hạn, tồn đọng hàng hóa hay thất thoát
Trong bài viết này, Vị Marketing đã trình bày Thematic Campaign là gì và một số lưu ý khi thực hiện.
Bạn còn thắc mắc về Thematic Campaign thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!