
Một trong số cách giúp Google index bài viết của bạn nhanh hơn đó chính là tối ưu Sitemap. Nếu bạn chưa biết Sitemap là gì? Hay có những loại sitemap nào thì hôm nay hãy cùng Vimarketing tìm hiểu nhé.
1. Sitemap là gì?
Sitemap (sơ đồ website) là một tập tin chứa đựng thông tin của website bao gồm tất cả các URL của trang web. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy và thu thập dữ liệu rồi Index nội dung trang wed của bạn. Về cấu trúc: Có 2 loại Sitemap, đó là XML (dành cho bot công cụ tìm kiếm) và HTML (hiển thị thông tin để người dùng dễ truy cập trên web), cùng một số loại Sitemap khác. Bạn nên sử dụng cả 2 Sitemap này cho Search Engine và người dùng.
Đồng thời, sitemap còn giúp cho các công cụ tìm kiếm biết được đâu là trang web quan trọng nhất trên website của bạn. Nhờ đó đưa ra kết quả tìm kiếm tối ưu nhất cho trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm

(Nguồn: sưu tầm)
VD: khi bạn vào vinpearl thì sẽ có một cái bản đồ hướng dẫn các bạn đâu là khu vui chơi, đâu là khu ăn uống, đâu là khu nghỉ ngơi,… thì đó được gọi là cái map hướng dẫn đúng không. Thì sitemap nó cũng tương tự như vậy nhưng nó khác một cái là nó dành cho tối ưu website.
2. Sitemap quan trọng như thế nào đối với SEO
2.1 Website phải bắt buộc có sitemap hay không
Như Google cho biết “Nếu trang wed của bạn được liên kết đúng cách, chức năng trình thu thập thông tin wed của chúng tôi thường có thể khám phá hầu hết các trang wed trong website của bạn”Có nghĩa là bạn không bắt buộc phải có sitemap. Nhưng nếu có, nó chắc chắn không gây ảnh hưởng tới nỗ lực SEO của bạn.
Vậy một website vẫn có thể hoạt động, kể cả khi nó có hiển thị sitemap hay không. Tuy nhiên, một trang web có sitemap rõ ràng, chi tiết chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng. Sitemap thực ra có hai công dụng chính đó là định hướng công cụ tìm kiếm và update thay đổi của website
2.2 Sitemap là gì? sẽ mang lại cho bạn gì cho bạn
Ảnh hưởng đến quá trình SEO: Sitemap trong website có ảnh hưởng đến quá trình SEO website của bạn. Nó góp phần thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết rằng, trang web của bạn có chuẩn SEO hay không.
VD: Bạn mới viết một bài viết và đã khai báo lập chỉ mục nhưng lại không hoặc chưa được index, index rất lâu. Thì trong trường hợp này, Sitemap chính là công cụ khai báo cho Google về bài viết này. Nhờ vậy, Google sẽ index cho những bài viết này nhanh hơn.
Giúp Google index website mới nhanh hơn: Sitemap thật sự rất tốt cho các website mới tạo. Những website mới luôn rất yếu, thường gặp nhiều khó khăn trong việc được Index. Chính vì vậy Sitemap sẽ rất hữu ích cho các bot của bộ máy tìm kiếm lùng sục trong Site của bạn để lập Index. Vì nó thay bạn thông báo với Google vào Index website của bạn, đem lại lợi ích cho chiến lược SEO.
Tăng cao trải nghiệm người dùng khi website có sitemap: Sitemap như được nói ở trên đóng vai trò như 1 tấm bản đồ, 1 người dẫn đường chỉ dẫn người dùng đến nơi mà họ muốn tìm kiếm. Sitemap trong website giúp cho người truy cập có thể định hình và hiểu được cấu trúc của trang web rõ hơn, đồng thời có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách chính xác nhất. Sitemap càng chi tiết và rõ ràng thì càng nâng cao trải nghiệm của người dùng, đồng thời giữ người dùng ở lại lâu hơn trên website của bạn.
3. Có những loại sitemap nào?
Có 2 cách thường được dùng để phân biệt các loại Sitemap khác nhau:
Phân loại theo cấu trúc
Theo cấu trúc thì có 2 dạng sitemap đó là XML Sitemap và HTML Sitemap
HTML Sitemap: được tạo ra để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy cập vào các tài nguyên trên website nhờ sự thân thiện, tiện lợi trong lối thiết kế giao diện. Bạn có thể cải thiện thứ hạng website bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang HTML Sitemap.
XML Sitemap: được tạo ra để giúp bot công cụ tìm kiếm crawl website dễ dàng, nhanh chóng. Sử dụng giao thức Sitemap không đảm bảo rằng website của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Nhưng chắc chắn sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm xử lý nội dung và thông tin của website một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

(Nguồn sưu tầm)
Vậy bạn nên sử dụng XML Sitemap hay HTML Sitemap thì tốt hơn. Câu trả lời là cả 2 mới là câu trả lời chính xác nhất.
Phân loại theo định dạng
- Image Sitemap: Image Sitemap chứa đựng những thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ trên các website. Sử dụng Sitemap này để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.
- Video Sitemap: Đây là dạng sơ đồ chứa những thông tin tổng hợp, liên quan đến những video nằm trong website của bạn. Google sẽ cần dạng Sitemap này để thu thập những dữ liệu mà cách tổng hợp bình thường không đáp ứng được.
- News Sitemap: Sitemap này cho phép bạn kiểm soát nội dung gửi đến Google News. Sơ đồ tin tức này sẽ giúp Google News tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.
- Mobile Sitemap: Loại Sitemap này chỉ thực sự cần thiết khi website bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động. Theo John Muller, dù bạn có tạo Mobile Sitemap thì nó cũng không giúp tăng điểm Mobile-Friendly cho website của bạn.
Ngoài ra còn có
Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt
Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.
Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
Sitemap-articles.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.
Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.
Sitemap-video.xml: Sitemap dành riêng cho video trên các page, website.
Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link về hình ảnh.
xem thêm: SEO là gì? cách SEO tác động tới doanh nghiệp của bạn
4. Video hướng dẫn bạn cách tạo Sitemap cho website WordPress
Video Hướng dẫn bạn cách tạo Sitemap cho website WordPress của kênh Công ty cổ phần mắt bão
Lời kết: Sitemap là gì?
Là một người làm SEO tôi phải thật sự công nhận rằng Sitemap là một công cụ đem lại những lợi ích và chức năng đáng kể cho quá trình SEO. Hy vọng qua bài viết bên trên các bạn cũng đã nắm được Sitemap là gì? và Có những loại site map nào rồi đúng ko. Nếu các bạn còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Mình là vị Marketing, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé.
Xem thêm:Hướng dẫn tạo website với 5 bước cơ bản